CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÂN TRỜI TÍM

Diễn ĐÀN Thơ Văn
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Giọt buồn /THO ChinhNguyen/H.N.T.
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Today at 7:15 am

» VINH BIET ANH SONG AN CHAU, Manager Blog CTT
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 28, 2024 8:29 am

» TIN BUON
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Jan 26, 2024 4:06 pm

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Jan 01, 2024 2:05 am

» Mừng Xuân Quí Mão 2023
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Feb 05, 2023 10:16 pm

» LA THU NGO/CN-HNT
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Nov 05, 2022 8:00 pm

» Đời như chiếc lá thu phai
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Lêkhoacử Mon Jan 27, 2020 8:26 am

» MẤY GIÒNG LƯU BÚT/CN-HNT
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Thu Sep 19, 2019 8:45 pm

» MƯA – BÌNH LONG
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Ngô Việt Sương Fri Apr 13, 2018 6:51 pm

» HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby TRẦN ĐỨC LAI Wed Mar 21, 2018 8:08 am

» Năm Gà Nói Chuyện Cà Kê
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby sơn trà Tue Jan 31, 2017 4:32 am

» CHÚC TẾT ĐINH DẬU - Ban Diều Hành CTT
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Song an Châu Mon Jan 23, 2017 8:13 am

» Tin mới
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Jan 10, 2017 4:31 pm

» BếnMong(NCali)/MộngẢo(ChNg)
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 08, 2017 10:29 pm

» THƠ NÓI LÁI CỦA ĐẠI GIA
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby sơn trà Thu Jan 05, 2017 7:40 am

» MONG NGƯỜI VÁ LẠI TÌNH TÔI - Song An Châu
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Song an Châu Tue Jan 03, 2017 5:39 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Song an Châu Mon Dec 26, 2016 7:23 am

» Hai Đêm Giáng-sinh
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Dec 20, 2016 5:47 pm

» Nhà thơ đứng chợ
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Dec 10, 2016 4:31 pm

» XIN TẠ ƠN(2016)
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Nov 22, 2016 5:05 am

» Mùa Thu bất tận/ChNg
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Nov 07, 2016 10:55 pm

» Tình Thu Trao Đi/ChNg
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Nov 04, 2016 7:27 am

» TÌNH HỌC TRÒ
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Lêkhoacử Fri Oct 28, 2016 10:33 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Song an Châu Mon Oct 17, 2016 3:06 am

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
TRỐN - TÌM Icon_minitimeby Song an Châu Wed Oct 12, 2016 7:31 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Tân Mão
MỜI KHÁCH
THỜI GIAN LÀ ....!


Gallery
TRỐN - TÌM Empty
Top posters
Song an Châu (665)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
Lêkhoacử (625)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
chinh nguyen (248)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
sơn trà (221)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
Admin (192)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
Trà My (171)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
Hoàng Dũng (164)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
Lida (121)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
PCnet (87)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 
TRẦN ĐỨC LAI (84)
TRỐN - TÌM Poll_leftTRỐN - TÌM I_voting_barTRỐN - TÌM Poll_right 

 

 TRỐN - TÌM

Go down 
Tác giảThông điệp
sơn trà

sơn trà


Tổng số bài gửi : 221
Join date : 01/01/2010

TRỐN - TÌM Empty
Bài gửiTiêu đề: TRỐN - TÌM   TRỐN - TÌM Icon_minitimeSat Feb 20, 2010 5:20 am

Câu chuyện của Bé Ròm

MỘT
Hai mươi lăm năm làm việc cho các Trại Mồ Côi, để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, vui có buồn có. Đã nhiều lần tôi muốn ghi lại những kỷ niệm đó trên giấy, nhưng cầm bút lên thì viết không thành văn được ( bởi ngày xưa tôi học dốt về môn văn chương ). Nên không thể nào viết ra một câu chuyên nên hồn. Tuy nhiên câu chuyện Bé Ròm gây cho tôi nhiều cảm xúc cho nên tôi nhớ rõ như là mới xãy ra ngày hôm qua. Tôi xin kể lại là hoàn toàn sự thật.
Ngày đó tôi là nhân viên xã hội, cộng tác tại Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Đường Phố thành phố Đà Nẵng, thành lập vào tháng 5/1991. Một cơ quan phi Chính Phủ do Ông Nguyễn Rân là một trong những thành viên sáng lập và làm Trưởng ban Điều Hành. Mục đích của Trung tâm là nuôi dạy, hướng nghiệp các trẻ em không gia đình, không cha mẹ, tàn tật, ăn xin, sống lang thang bụi đời trên vỉa hè đường phố, nhằm giáo dục các em trở thành con người hữu ích cho xã hội và đất nước, góp một phần vơi đi các tệ nạn xã hội .
Một buổi sáng của tháng mười một se lạnh. Tôi nhận đựơc một cuộc điên thoại từ Công an Phường Bình Thuận báo cho biết là: Họ đang giữ một bé gái khoảng 4 hay 5 tuổi, họ cho biết là bé không có họ hàng thân thích, và nhờ Trung tâm đến giúp đỡ. Tôi liền đến, anh công an cho biết là vào 1 giờ sáng nay cháu đã gõ cửa Đồn Công an và xin ngủ qua đêm. Thấy cháu quá nhỏ nên họ cho tạm trú tại đồn. Khi tôi đến cháu đang ngồi trên ghế bên cạnh cái bàn, người nhỏ thó đến nỗi cái đầu chỉ nhô lên trên mặt bàn chút đỉnh. Bé phải cố ngẩn mặt lên khi tôi hỏi: “Tên cháu là gì?” Bé trả lời rất tự nhiên: “Tui tên Bé Ròm” Cháu mấy tuổi rồi ? Bé nói là: Bốn tuổi _ Cháu còn có cha mẹ không? Nhà cháu ở đâu? Bé lắc đầu. Nhưng khi tôi hỏi cháu đi từ đâu đến đây. Thì bé nói là: Từ Đại Lãnh. Ô, vậy Ở Đại Lãnh cháu có biết ai nữa không? Không, tui chỉ nhớ ở gần trại lính. Nhìn kỹ cháu không phải là đứa trẻ 4 tuổi, tôi đoán chừng em có thể 7, 8 tuổi. Khi nhận trẻ lang thang vào Trung tâm chúng tôi gọi là “tiếp nhận cháu”. Nó cùng nghĩa với các Cơ quan xã hội của Sở Thương Binh và Xã Hội gọi là “ Nhập Đối Tượng”. Tôi rất thích cụm từ “tiếp nhận cháu” hơn, vì xem có vẻ nhẹ nhàng hơn. Bởi vì Đối tượng nguyên nghĩa “là sự vật nhằm làm mục đích của tác dụng, tư tưởng hoặc hành động của mình” ( Hán Việt từ điển, Nguyễn văn Khôn, NXB khai trí 1969), cho dù rằng đối tượng đó là con người chăng nữa.
.
HAI

Khi về đến trung tâm, anh Nguyễn Rân người rất hiền lành, nhưng hình dáng bên ngoài to lớn bệ vệ, các cháu ở đây chừng 150 đều gọi là “Bố Rân” Cho nên tôi liền giới thiệu Bé Ròm với Bố Rân, thì cháu nói liền: “ Cái ông ni giống ông chủ tịch xã trên tui đó” Hỏi vì sao giống ? Thì bé nói ngay: “Thì mấy ông chủ tịch xã, ông mô cũng có cái bụng bự hết” Thế là bé cho các nhân viên trung tâm một trân cười thư giãn. Bé Ròm có lẽ còn nhiều điều bí ẩn nhưng bé chưa nói ra hết, bé có vẻ thân thiện với tôi hơn nên bé ghé tai nói nhỏ cho tôi biết là tên thật của bé là Nguyễn Thị Thanh Nga. Ồ cái tên hay quá, như vậy hồ sơ đã được ghi chú thêm. Trước tiên cho cháu vào Gia đình 3. Một trong 5 Gia đình trung tâm hiện có. Mỗi gia đình nuôi dạy 30 cháu tuổi từ 5-18 tuổi. Có 4 nhân viên xã hội phục vụ gồm Nhà Trưởng là người phụ trách chung, Huynh trưởng là người giáo dục và giám hộ chăm sóc. Hai Chị Nuôi, lo phần chợ búa và cấp dưỡng ngày 3 bữa ăn. Bé Ròm chỉ thích ăm cơm với nước mắm, hoặc nước tương. Không ăn đựợc thịt cá, có lần các chị bảo mẫu thấy thương nên bỏ thịt cá và ép em ăn, tức thì em bị ói ra hết. Tâm lý chung của các cháu khi mới “ nhập gia” thì e dè sợ sệt, hoặc lo lắng, hoặc buồn bả, vì thay đổi từ một môi trường lang thang tự do, bắt đầu hòa nhập với nếp sống kỷ luật, phép tắc, ăn ngủ, đi học, sinh hoạt vui chơi đúng giờ giấc. Tuy mỗi Gia đình lo cho các em nhiều thứ, dạy cho các em nhiều điều, nhưng nhiều em vẫn không thích đã quen nếp sống “ Bụi đời” nên bỏ trốn và tiếp tục con đường cũ. Duy chỉ có Bé Ròm vô tư nhất, bé tự nhiên như trở về mái nhà xưa của mình, không sợ sệt ai, không lo lắng gì, vui vẻ cười đùa, nói chuỵện líu lo như chim non đã tìm về tổ ấm. Vì thế cho nên các nhân viên trong Gia đình 3 cũng rất quý mến cháu.

BA
Để tìm hiểu thêm về lại lịch của bé Ròm. Có một chi tiết đáng chú ý bé Ròm nói nhà ở gần trại lính.Tôi đoán rằng quê tôi có là trại tù “cải tạo” Đai lãnh.Tôi bắt đầu từ Xã Đai Lãnh. Gặp ông chủ tịch xã, ông cho biết là bé Nguyễn Thị Thanh Nga là mồ côi cha mẹ. Khi mẹ mất có làm con nuôi một vài người rồi đi lạc mất tích. Tôi hỏi hiện nay còn thân nhân nào khác không thì ông cho biết còn bà dì ( chị của mẹ ) tên là Trần thị Huệ, có chồng bị bịnh tâm thần, hiện trú tại phường An Hải Đông Thành phố Đà nẵng, ngoài ra ông không biết rõ số nhà, đường phố cụ thể.
Tôi trở về trên con đường quốc lộ 14 đầy nắng bụi và đồi dốc, sợi nắng nghiêng nghiêng như đang doi xuống tâm hồn ai đang cô đơn và vụn vỡ. Có phải sợi nắng đang chạy trốn về sau đỉnh núi, hay những rán vàng lãng vãng với mây trôi sấp che khuất mặt trời. Nhưng không phải vậy. Chính quả đất xoay vần đã làm dịu đi cơn nắng khát. Có rất nhiều mảnh đời tan vỡ và bất hạnh mệt nhoài như bé Ròm cũng đã vượt đường dài thăm thẳm của dãy Trường Sơn, để về với biển Thái Bình. Bé ra đi vì cuộc sống, miếng cơn manh áo, hay sự tự do. Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Căn nhà của chi Huệ nằm ẩn sâu trong xóm dân cư đông đúc của An hải, ngày xưa người ta gọi là Xóm Chài, tên gọi đó vì đa số họ sống bằng nghề chài lưới. Ngày nay chỉ còn lại vài nhà theo nghề đánh cá. Hình như qua nhiều thời kỳ chính quyền đã đặt lại nhiều cái tên khá hay ho cho khu phố: An Hòa gì đó cũng rất hay. Nhưng cái tên gọi Xóm Chài vẫn còn. Một vài ngôi nhà lầu ở mặt tiền xây dựng xong ốp đã hoa cương bóng loáng. Nghe đâu nhờ có thân nhân bên Mỹ gởi tiền về, ngày xưa họ cũng đi đánh cá, nhưng theo tàu vượt biển. Vài ngôi nhà mới, không che lấp đựợc cái rách nát bên trong của một khu dân cư sống chen chúc và bẩn thỉu. Đường đi ở cửa miệng là vậy. Tôi bỗng nhớ đến câu danh ngôn “Đường không đi không bao giờ đến, việc không làm chẳng bao giờ nên”. Hai lần tuy không gặp chị ở nhà nhưng hỏi thăm bà con hàng xóm thì cũng biết chị có chồng bị bịnh tâm thần, chị đi bán đậu hủ rong, có bốn đứa con đều không đủ điều kiện để đi học, hằng ngày chuyên đi bươi rác để kiếm sống. Muốn biết rõ lai lịch của bé Ròm tôi quyết định đi lần thứ ba vào ban đêm, thế là gặp chị. Sau khi giới thiệu vắn tắt về Trung tâm Bảo trợ, tình trạng hiện tại của bé Ròm tôi chìa tấm hình của bé Ròm, chi rất xúc động, khóc nức nở và trầm ngâm kể tôi nghe lại một mảnh đời của người cháu kêu Dì là con của em gái thân yêu của chị.

BỐN
Gia đình chị sống ở thượng nguồn sông Vu gia, làng An Điềm. Cha mẹ mất sớm có 3 chị em, chị con đầu, kế đến thằng em trai hiện sống ở vùng kinh tế mới, Thanh Lan là út, mẹ của bé Ròm. Thanh Lan cũng một thời xuân sắc, như hoa đồng nội, như lúa đương bông. Chị nói đến đây, tôi liếc nhìn chị, gương mặt nầy kể cũng không ngoa, chắc hồi con gái chắc chị cũng đẹp lắm, chồng chị là sĩ quan quân đội đàng hoàng. Bịnh tâm thần có lẽ mới phát mấy năm gần đây thôi. Chị ca tụng em chị cũng phải, bởi hồng nhan bạc phận, em chị phải lòng bởi lời mật ngọt của một cán bộ coi tù. Nhà lúc đó ở gần trại tù An Điềm. Cuộc tình quá ngắn ngủi để lại bé Thanh Nga, còn anh chàng cai tù kia đã quất ngựa truy phong, chắc lẽ đã có gia đình ngoài Bắc. Thanh Lan trẻ người non dạ, xấu hổ với bà con chòm xóm, nhất là những bạn bè cùng trang lứa trong thôn xã nhiều gia đình cũng ngắm nghé đòi bỏ trầu cau, mà nó chưa ưng. Chín tháng mười ngày lòng đầy tủi hổ, không biết là cô em có ảnh hưởng gì đến câu chuyện Tây Du ký hay không? Sau khi sanh bé Nga đựoc 3 ngày, cô dùng một cái thúng chai thả bé trôi trên thượng nguồn Vu gia với dòng chữ “Ai nhận đựợc xin làm ơn nuôi giúp, vì mẹ cháu đã chết” Lúc đó thì mẹ nó chưa chết, vì phải thả xong cái nợ ân tình rồi thì mới uống một liều thuốc trừ sâu để quyên sinh. Tôi hỏi: “Ai là mẹ nuôi của cháu Thanh Nga ? bây giờ ở đâu ?” Chị uống một ngụm nước chè rồi nói tiếp: Nghe đâu chị Tư sống nghề sông nước đã lâu, người có duyên mặn mà, có nước da bồ quân ngâm đen, và nơi thôn dã quê mùa, nên không có người ngỏ ý đành lỡ phận một thì. Chiều đó chị Tư buông lưới đựợc mẻ cá kha khá, chị ước gì mình có một đứa con, tối về hủ hỉ, chuyện trò cũng bớt đi cô quạnh. Đang suy nghĩ bâng quơ, thì nghe đâu có tiếng khóc trẻ sơ sanh ngày càng nghẹn thét, từng hồi, từng hồi đứt quảng, càng lắng nghe càng oe oe lớn dần. Lạ quá giữa mênh mang sông nước nầy làm gì có ma, cả đời lặn hụp chốn nầy có bao giờ sợ ma đâu. Chị bèn chèo thuyền ra, dò theo tiếng khóc, xa xa như có một cái thúng chai trôi nỗi. Có một trẻ sơ sinh trong đó.Ồ nếu không kéo vào kịp thì nó trôi qua con thác có thể lật thúng chết đứa bé như chơi. Cứu một người phúc đẳng hà sa. Chi hối hả lắm, nhưng vẫn nhớ câu ca dao mẹ chị ru em “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Từ ngày có bé Ròm Chị Tư vui mừng không xiết kể, chị son sẻ, không có kinh nghiệm nuôi con, phần thì không có sữa mẹ, phải bú bình, chị phải hỏi mấy mẹ mấy chị bày biểu cho, ai bày chi làm nấy, quấn quít suốt ngày quanh Bé Nga, một niềm vui rộn rã không thể tả. Thế rồi thêm người, phải thêm việc. Mấy tháng rày bận rộn nên đi sông, đi lưới cũng hơi thưa, Hồi kia ở một mình, siêng đi tát, nhác đi câu. Cũng chẳng thèm để dành để để, dư ra làm chi, một thân một mình có nuôi ai đâu mà lo cho mệt. Bi chứ có thêm con bé nghĩ cũng vui vui, của Trời cho mà, mình lo cho nó, mai sau mình già, nó lo lại cho mình. Hèn chi hồi còn sống Cha mình hay nói câu chữ nho “dưỡng nhi đãi lão”. Mình ngu thiệt, bây chứ mới hiểu ra, nuôi con ao ước về già là như vậy đó. “Thức lâu mới biết đêm dài, Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”. Cũng bởi không tích lũy, mới nuôi bé Ròm có 6 tháng mà đã thấy khổ, nghĩ lại thương mẹ mình quá đỗi, một thân nuôi 8 đứa con, mà không bao giờ than vãn một câu, gian khổ mấy cũng không nề hà. Bao giờ cũng lo cho con, muốn con nên đôi nên đũa. Nghĩ đến đó chi liền đem lưới xuống thuyền. Trời bữa nay sao âm u như mưa gông sắp đến, chi ngần ngại, định quay lui “Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy” Bé Ròm đang ngủ, tranh thủ kiếm thêm con cá con tép, ngày mai đi chợ mua sữa cho nó. Nhưng ở đời không ai học được chữ ngờ. Cái ngày hôm đó là cái ngày định mệnh trớ trêu cho chị Tư cũng như cho bé Ròm. Cơn lốc quái ác, đã lật thuyền của chị. Chị đã yên nghỉ dưới lòng nước, và tâm hồn trong trắng chị vẫn còn như một cô gái trinh nguyên. Cái ngày mà chị biết được cái tình mẫu tử nó thiêng liêng như thế nào, thì cũng chính là cái ngày chị hy sinh vì nó. Cho dù đứa con chị không mang nặng đẻ đau. Nhưng cái ơn cứu rỗi khi nó lênh đênh trên dòng nước bạc, tức là chị đã ước ao sanh lại cho cháu một cuộc đời mới. Nhưng tiếc thay, lực bất tòng tâm. Trong cái phúc đã gieo ra nhưng vẫn ẩn mầm cái họa. Tiếng khóc của bé Ròm bỗng thét lên giữa cơn lốc xoáy, linh tính môt đứa bé 6 tháng tuổi biết rằng mẹ nuôi mình có điều bất trắc, em khóc thét lên như ai như oán .Khiến cho hàng xóm tuy vườn tược nhà cửa ở nông thôn cách xa, mà tiếng khóc như kêu cứu của em đã vang dội đất trời, giữa cơn mưa gông bão bùng mà bà Năm hàng xóm phải mang tơi đội nón qua để ẳm về nhà để dỗ dành. Tưởng là giữ tạm một đêm, ai ngờ nuôi luôn mấy năm đằng đẵng. Nhà nghèo con đông, có chi ăn nấy. Bà con xóm giềng ai cũng mủi lòng, nhưng con mình còn lo chưa xong, hơi đâu lo chuỵện bao đồng. Muốn nghĩ đến tha nhân, trước tiên lo cho bản thân và thân nhân cái đã. Bà nghĩ bé Ròm cũng chỉ là đứa con vô thừa nhận. Cha mẹ nó cũng chối bỏ nó mà. Bé rất dễ thương, nhưng cái đói sát da hông, thì tình yêu thương quên bẵng. Bé Ròm trở thành đứa con chung trong xóm tự ngày nào không rõ. Không phải con bà Tư bà Năm nữa, gặp đâu ăn đó, tối đang ở nhà nào thì ngủ nhà đó, có lẽ từ lúc biết chạy, biết đi vững vàng. Thế là 11 năm trôi qua, trên con đường hành trình Núi dài (Trường Sơn) xuôi về bờ biển cảThái Bình. Bao nhiêu thôn xóm, đồng ruộng, núi đồi, chợ búa nhập nhằng. Tôi thiết nghĩ rằng nếu bé lớn hơn một chút, đủ ý thức để nhớ lại quảng đường Đông du của mình, chắc lẽ còn có nhiều điều kỳ lạ.. Bé chỉ đầu trần chân đất. Còn ly kỳ hơn cả câu chuyện của cậu bé Na tra đi trên bánh xe lửa để giao chiến với Tôn Ngộ Không, bé cũng chìa tay ra “hóa độ” tất cả mọi tấm lòng và chẳng ngán bộ đội hay một đồn công an, hoặc ủy ban nhân dân nào, đều gõ cửa để xin họ mở tâm lòng từ bi bác ái. Nhưng trên đường hóa độ đó, vẫn chưa có một tâm lòng quảng đại nào hơn Cô Tư, mở rộng vòng tay để sẵn sàng làm Mẹ. Rất tiếc là thời gian đó trôi qua vô cùng ngắn ngủi.
NĂM
Câu chuyện của bé Ròm chưa kết thúc, bởi cháu có một quá khứ không bình yên. Chị Hụệ cám ơn Trung tâm và rất vui mừng và hy vọng cho Bé Ròm có một nơi nương tựa vững vàng. Cuộc đời không yên ả như chúng ta thường ước mơ. Ba ngày sau tôi sang thăm bé Ròm thì đúng vào thời điểm cháu mới vừa bỏ đi. Tôi cứ lang thang mãi vào những thì giờ rảnh rỗi để đi tìm bé Ròm. Tôi gặp cháu trong tình trạng đang bị“Cái Bang” lợi dụng để đi xin tiền. Trong trường hợp nầy tôi khẩn báo cho Cơ quan an ninh và Ủy ban Bảo vệ và Chăm sócTrẻ em can thiệp, để có thể tìm giải pháp tốt hơn cho Bé Ròm. Cuối cùng cơ quan an ninh đã can thiệp, còn ủy ban bảo vệ trả lời là đã hết chỉ tiêu kế hoạch trong năm, nên không thể nhận cháu đựợc. Làm việc có kế hoạch và chỉ tiêu là một điều rất tốt. Nhưng làm công tác xã hội, không đặt tấm lòng nhiệt tình và tình yêu thương trên hết mà cũng đặt ra chỉ tiêu như làm kinh tế, làm việc có tính cách hành chánh sự vụ thì khác nào “ăn cơn chúa múa tối ngày”. Có kẻ cơm vua ngày trời, cho qua ngày đoạn tháng cũng còn đỡ hơn là có kẻ lợi dụng vào danh nghĩa, cơ quan đó để tư lợi cá nhân.. Viết đến đây bỗng cười ra nước mắt. Người ta lạm dụng từ “kế koạch” quá nhiều Bé Ròm đúng là em bé bị vỡ kế hoạch sinh sản. Như vậy em sinh ngoài kế hoạch. Vif thế em không có hộ khẩu, hộ tịch, không cha, không mẹ, không thân nhân, và cho đén một Cơ quan với danh nghĩa từ thiện cũng hất em ra ngoài kế hoạch. Hỡi Thượng Đế, hỡi các nhà chân tu, và các nhà truyền giáo, theo tôn giáo bạn thì bạn xếp Bé Ròm của tôi vào “hạng” người như thế nào ? Lỗi đâu phải do em, và con người sanh ra ở đâu thì mới có sự bình đẳng ? và em có phải là “tàn dư” của một xã hội hay không ? Các bạn sẽ đầy đủ câu trả lời theo ý thức hệ của bạn. Dù bạn trả lời bằng cách gì nhưng bạn nên nhớ rằng Con người là vốn quý, sự sống là đáng trân trọng. Vì thế vấn đề nghiệpvụ công tác xã hội, bất cứ quốc gia nào đều cần phải đặt ra, và thực thi. Trong công tác xã hội nhất là cho thiếu nhi mồ côi, lang thang cơ nhỡ, không phải chỉ giúp đỡ chúng có nơi ăn chốn ở, mà phải bao gồm cả việc giáo dục hướng dẫn, đào tạo từ một trẻ em vô gia cư, hòa nhập vào trong một mái ấm gia đình, có tôn ty trật tự, có nề nếp sinh hoạt bình đẳng, như mọi người.
SÁU
Bé Ròm đã trở về Trung tâm, nhưng lòng tôi còn nhiều bối rối. Vì cháu cần có sự giáo dục và chăm sóc đặc biệt. Bởi 11 năm qua cháu chưa biết đến cái chữ, quyển tập hay cây bút chì. Bởi đôi chân non đã chai lỳ vì chưa bao giờ đựợc mang đôi dép lành lặn. Phải tập cho cháu biết cầm cây chổi để quét nhà, và phải quét như thế nào thì mới đúng và sạch sẽ. Phải hướng dẫn trong việc tắm giặt và từng chi tiết nhỏ trong vệ sinh cá nhân của thân thể hằng ngày, như rửa mặt mày, chân tay, đánh răng, súc miệng… Phải bày biểu cho cháu biết cách xưng hô cho lễ phép. Người nào phải gọi bằng ông, bà cô chú, anh chị vv..
Lang thang gió bụi theo một mảnh đời nhỏ bé và cô đơn. Những mảnh đời đó nếu thả nỗi chúng kết hợp với nhau còn lập nhiều băng nhóm, không những gây mất an toàn trong trật tự xã hội, và nhiều tệ nạn khác. Mái ấm tình thương dẫu có đẹp, nhưng như kẻ trốn người tìm. Câu hỏi đặt ra là tại sao, ở đây tử tế như vậy mà vẫn có các em thường xuyên bỏ trốn? Vì đây chỉ là câu chuyện, chứ không phải một chuyên đề, có lẽ chúng ta sẽ bàn luận nhau trong một dịp khác. Để kết thúc câu chuyện nầy tôi xin trích vài câu thơ của tác giả Lê Đào:

Không quét nhà – vì không nhà để quét
Không rửa chân – vì không có giường nằm
Càng lẻ loi… càng tự tìm băng nhóm
Giữa ấm nồng… sao hiểu hết cô đơn!
Không hiểu nhau nên người tìm kẻ trốn
Dẫu vỉa hè có đẹp đẽ gì hơn…

Mai Dung
Tháng5-2001
Về Đầu Trang Go down
 
TRỐN - TÌM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CHÂN TRỜI TÍM :: VĂN :: Truyện ngắn-
Chuyển đến