CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÂN TRỜI TÍM

Diễn ĐÀN Thơ Văn
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» VINH BIET ANH SONG AN CHAU, Manager Blog CTT
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 28, 2024 8:29 am

» TIN BUON
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Jan 26, 2024 4:06 pm

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Jan 01, 2024 2:05 am

» Mừng Xuân Quí Mão 2023
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Feb 05, 2023 10:16 pm

» LA THU NGO/CN-HNT
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Nov 05, 2022 8:00 pm

» Đời như chiếc lá thu phai
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Lêkhoacử Mon Jan 27, 2020 8:26 am

» MẤY GIÒNG LƯU BÚT/CN-HNT
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Thu Sep 19, 2019 8:45 pm

» MƯA – BÌNH LONG
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Ngô Việt Sương Fri Apr 13, 2018 6:51 pm

» HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby TRẦN ĐỨC LAI Wed Mar 21, 2018 8:08 am

» Năm Gà Nói Chuyện Cà Kê
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby sơn trà Tue Jan 31, 2017 4:32 am

» CHÚC TẾT ĐINH DẬU - Ban Diều Hành CTT
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Song an Châu Mon Jan 23, 2017 8:13 am

» Tin mới
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Jan 10, 2017 4:31 pm

» BếnMong(NCali)/MộngẢo(ChNg)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 08, 2017 10:29 pm

» THƠ NÓI LÁI CỦA ĐẠI GIA
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby sơn trà Thu Jan 05, 2017 7:40 am

» MONG NGƯỜI VÁ LẠI TÌNH TÔI - Song An Châu
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Song an Châu Tue Jan 03, 2017 5:39 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Song an Châu Mon Dec 26, 2016 7:23 am

» Hai Đêm Giáng-sinh
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Dec 20, 2016 5:47 pm

» Nhà thơ đứng chợ
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Dec 10, 2016 4:31 pm

» XIN TẠ ƠN(2016)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Nov 22, 2016 5:05 am

» Mùa Thu bất tận/ChNg
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Nov 07, 2016 10:55 pm

» Tình Thu Trao Đi/ChNg
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Nov 04, 2016 7:27 am

» TÌNH HỌC TRÒ
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Lêkhoacử Fri Oct 28, 2016 10:33 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Song an Châu Mon Oct 17, 2016 3:06 am

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Song an Châu Wed Oct 12, 2016 7:31 pm

» Trang Tranh Thơ Trà My
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeby Trà My Wed Oct 12, 2016 12:48 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Tân Mão
MỜI KHÁCH
THỜI GIAN LÀ ....!


Gallery
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Empty
Top posters
Song an Châu (665)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
Lêkhoacử (625)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
chinh nguyen (247)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
sơn trà (221)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
Admin (192)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
Trà My (171)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
Hoàng Dũng (164)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
Lida (121)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
PCnet (87)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 
TRẦN ĐỨC LAI (84)
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_leftVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC I_voting_barVU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Poll_right 

 

 VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC

Go down 
Tác giảThông điệp
Nhật Bình Nguyễn Như Bình

Nhật Bình Nguyễn Như Bình


Tổng số bài gửi : 14
Join date : 08/05/2011
Đến từ : Tp. HCM

VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Empty
Bài gửiTiêu đề: VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC   VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Icon_minitimeTue Aug 21, 2012 8:43 pm

VU LAN ĐẠI LỄ
VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC


VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Congon

“Dù ai buôn bán đâu đâu
Cứ rằm tháng Bảy mưa ngâu thì về

Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân…”

Khi những cơn mưa nhẹ rả rích kéo dài chính là lúc nhắc mọi người một mùa Tết Trung nguyên lại đến, mùa của ngày xá tội vong nhân, của Lễ Vu Lan báo hiếu. Mùa Vu Lan hay còn gọi là mùa báo hiếu, kéo dài từ 8 – 15 tháng Bảy âm lịch, được nhiều người thành kính đón nhận như một ngày lễ lớn trong năm. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức Bông hồng cài áo


VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC Fb30827cab3a123eb99669f9496abdf5

Hiện tại, có rất nhiều nguồn gốc lý giải cho ngày lễ Vu Lan. Thế nhưng có một nguồn gốc chuẩn nhất được lý giải như sau: Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật giáo Đại Thừa “Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn”, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750 – 801 sau Công nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rõ từ năm nào.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược – theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của thập phương chư tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời. Bởi vậy, đạo Phật không bao giờ tách rời chữ hiếu, mà coi đạo hiếu làm con là trên hết. “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế”, nghĩa là cha mẹ còn như Phật còn. Nếu phương Tây có ngày Mother day, Father day thì người Việt tự hào có mùa Vu Lan – mùa báo hiếu.

Trong đại lễ Vu Lan thì nghi thức Bông hồng cài áo là nghi lễ quan trọng nhất, mang nhiều ý nghĩa nhất. Nghi lễ này thường được tổ chức ở các ngôi chùa hàng năm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các Phật tử, với hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. Nếu những ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và những ai không còn mẹ sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

Bông hồng cái áo là nghi thức rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức Bông hồng cài áo đó được giới thiệu đến người Việt từ một cuốn sách cùng tên của thày Nhất Hạnh được viết vào tháng 8 năm 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ:

“Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh và một bông hồng cho những ai cho những ai đang còn Mẹ, đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn. Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi, như đóa hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười, ngỡ đời mình không lớn khôn thêm, như bầu trời thiếu ánh sao đêm. Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối. Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào. Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau, là tiếng dế đêm thâu, là nắng ấm nương dâu, là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời. Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu, rồi nói, nói với Mẹ rằng: “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?” – Biết gì ? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?” Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh, đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em, thì xin anh, thì xin em hãy cùng tôi vui sướng đi”.

Lễ Vu Lan với văn hóa dân tộc

VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC 1547954981_Tinh%20the%20gian

Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh đạo đức của mỗi con người chúng ta. Xã hội có Tứ ân, trong đó có Ơn cha mẹ là ơn sinh thành dưỡng dục. Ơn thầy cô là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải. Ơn quốc gia xã hội là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình, ổn định. Ơn chúng sinh, đồng bào là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển. Không ai có thể nói rằng trong bốn ân đó, ta chỉ chịu ân này còn ân khác thì không. Con người luôn tồn tại trong mối tương quan với các cá nhân khác, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ nên nhất thiết phải chịu cả bốn ân này.

Do vậy, ngày lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời, giúp ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây...” Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải báo hiếu tất cả chúng sinh: “Phổ độ chúng sinh, cứu nhân, độ thế, xá tội vong nhân”.

Tác giả Vi Phương Anh nhận định: “...người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội... bằng việc đọc bài văn tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động:

"Tiết đầu thu lập đàn giải thoát,
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi.
Muốn nhờ Đức Phật từ bi,
Giải oan cứu độ, hồn về Tây phương”.

Và:

“Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Ðàn chẩn tế đây lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén hương.
Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên”.

Bàn về chữ hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ thì sự hiếu ấy không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo miếng cơm, manh áo cho cha mẹ, chúng ta cần phải sớm viếng, tối thăm, trò chuyện, vấn an cha mẹ để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi. Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”. Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu. Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh “Lễ” cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”. Ðức Khổng Tử còn dạy tiếp: “Có việc thì mình giúp, có rượu, thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng ? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới thật khó”.

Hiện nay, lễ Vu Lan không có gì khác trước, có chăng là hiện đại hơn, náo nhiệt hơn, nhưng phần lễ chính và cài hoa hồng thì lúc nào cũng sâu sắc và tha thiết. Ngoài những nghi lễ truyền thống, nhiều chùa chiền, miếu tự cũng nhân dân phật tử trong cả nước còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như tổ chức trai đàn cầu siêu cho những vong linh của các anh hùng liệt sỹ, các cô hồn, vong nhân; tổ chức phát chẩn giúp đỡ một phần nào đó về vật chất cho người khó khăn, nghèo khổ…

Nguyễn Du, trong tuyệt tác “Truyện Kiều” đã lấy triết lý Phật giáo làm nền tảng. Ngay đoạn mở đầu đã nói đến tư tưởng tài mệnh tương đố và kết thúc bằng sự khẳng định nhân – quả. Vì vậy nào phải ngẫu nhiên khi Cụ viết rằng:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần hay xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”.

Vâng, “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” ! Xuất phát từ ý nghĩa cao cả của Đại lễ Vu Lan và chữ Tâm của của con người Việt, biết bao nhiêu việc làm ý nghĩa đã và đang được thực hiện cứu trợ từ thiện trong các cuộc thiên tai bão lũ, hạn hán, động đất, sóng thần…, giúp đỡ các gia đình neo đơn, khó khăn, trẻ em nghèo cơ nhỡ, giúp đỡ các trung tâm của người tâm thần, bệnh phong, trẻ em nhiễm chất độc da cam, nhiễm HIV…

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội bây giờ cuộc sống con người phần đông bị vật chất hóa, ý thức trách nhiệm về chữ Hiếu, tình thương chỉ còn là khái niệm. Nói như vậy không có gì là ngoa ngôn cả vì xã hội ngày nay mọi người bắt đầu quan tâm và lo ngại trước sự tha hóa của giới trẻ (mà cũng chẳng riêng gì giới trẻ). Nhiều lĩnh vực đạo đức có nguy cơ báo động. Trong đó bổn phận làm con hầu như không còn là vấn đề quan trọng đối với một số người có tư tưởng tiến bộ sai lệch. Tình thương và trách nhiệm của con người giờ đây mờ nhạt lắm, nó chẳng còn là thứ tình cảm cao quý nữa. Con người dẫm đạp lên nhau mà sống, mà tồn tại, nào có quan tâm, lo lắng đến ai. Họ quan niệm mạnh ai người ấy sống miễn sao mình không đụng đến người khác và người khác khộng chạm đến mình thì mọi chuyện sẽ không có gì lo lắng và bất ổn… Chúng ta tự hỏi có phải là xã hội ngày nay ngày càng phát triển nên đã thay đổi và dẫn đến sự khác biệt ấy. Xét cho cùng đó cũng là một nguyên nhân, thế nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là sự thay đổi về tâm tính con người. Một khi con người đã thiếu đi tình thương, thiếu đi cái tâm thì mọi thứ trong mắt họ đều trở thành thứ hàng hóa trao đổi cân đong đo đếm. “Sự thiếu vắng tình thương khiến cho con người bán rẻ lương tâm, giam lỏng và bóp chết tình thương nhân loại trong ngục tù của ích kỷ cá nhân. Nó cũng chính là hàng rào ngăn cách sự kết nối tình thương giữa mỗi thành viên trong gia đình, giữa con người trong cùng một xã hội và trên toàn thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho gia đình không còn hạnh phúc, xã hội mất an ninh và thế giới bị nhấn chìm trong chiến tranh khủng bố”.

Nhân Đại lễ Vu Lan, người viết mạn phép đề cập chút ít về vấn đề trên. Nói như thế không phải để chúng ta bi quan, mất niềm tin trong cuộc sống, mà nói để chúng ta phải nhìn nhận lại sự thật phũ phàng đang tồn tại, đang diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, để rồi từ đó có trách nhiệm hơn xây dựng một xã hội, một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cũng vì lẽ đó mà cần phải có một đại lễ Vu Lan đúng với chức năng và ý nghĩa của nó. Nên chăng, thông qua ngày lễ Vu Lan này chúng ta hãy cũng nhau chung sức xây dựng thế giới hòa bình bằng chính tình thương trong nội tâm mỗi chúng ta, đồng thời hãy nâng ngày lễ Vu Lan hàng năm thành Ngày–Tình–Thương–Nhân–Loại như tâm nguyện của tác giả Tâm Hòa.

Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người khác. Hy vọng mùa lễ Vu Lan năm nay và những năm sau sẽ có nhiều nét đổi mới, nội dung, không chỉ bó buộc trong các nhà chùa, tịnh xá, không chỉ là ngày của riêng người Phật tử Việt Nam, mà nó sẽ là ngày hòa bình chung của toàn thế giới. Cầu nguyện một mùa lễ Vu Lan đầy ý nghĩa trong sự hoan hỷ của của chư Phật mười phương, của người người và nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.


“Vu Lan Rằm tháng bảy, con cháu thảo hiền khắc ghi ân dưỡng dục
Báo hiếu lễ Trung nguyên, tử tôn trọn đạo tạc dạ nghĩa sinh thành”.
________________
Nhật Bình Nguyễn Như Bình

Về Đầu Trang Go down
 
VU LAN ĐẠI LỄ VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CHÂN TRỜI TÍM :: VĂN :: Nhật ký ,Tùy bút,đoản khúc-
Chuyển đến