CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
CHÂN TRỜI TÍM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÂN TRỜI TÍM

Diễn ĐÀN Thơ Văn
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Giọt buồn /THO ChinhNguyen/H.N.T.
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Apr 27, 2024 7:15 am

» VINH BIET ANH SONG AN CHAU, Manager Blog CTT
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 28, 2024 8:29 am

» TIN BUON
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Jan 26, 2024 4:06 pm

» Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Jan 01, 2024 2:05 am

» Mừng Xuân Quí Mão 2023
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Feb 05, 2023 10:16 pm

» LA THU NGO/CN-HNT
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Nov 05, 2022 8:00 pm

» Đời như chiếc lá thu phai
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Lêkhoacử Mon Jan 27, 2020 8:26 am

» MẤY GIÒNG LƯU BÚT/CN-HNT
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Thu Sep 19, 2019 8:45 pm

» MƯA – BÌNH LONG
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Ngô Việt Sương Fri Apr 13, 2018 6:51 pm

» HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby TRẦN ĐỨC LAI Wed Mar 21, 2018 8:08 am

» Năm Gà Nói Chuyện Cà Kê
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby sơn trà Tue Jan 31, 2017 4:32 am

» CHÚC TẾT ĐINH DẬU - Ban Diều Hành CTT
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Song an Châu Mon Jan 23, 2017 8:13 am

» Tin mới
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Jan 10, 2017 4:31 pm

» BếnMong(NCali)/MộngẢo(ChNg)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Sun Jan 08, 2017 10:29 pm

» THƠ NÓI LÁI CỦA ĐẠI GIA
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby sơn trà Thu Jan 05, 2017 7:40 am

» MONG NGƯỜI VÁ LẠI TÌNH TÔI - Song An Châu
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Song an Châu Tue Jan 03, 2017 5:39 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Song an Châu Mon Dec 26, 2016 7:23 am

» Hai Đêm Giáng-sinh
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Dec 20, 2016 5:47 pm

» Nhà thơ đứng chợ
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Sat Dec 10, 2016 4:31 pm

» XIN TẠ ƠN(2016)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Tue Nov 22, 2016 5:05 am

» Mùa Thu bất tận/ChNg
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Mon Nov 07, 2016 10:55 pm

» Tình Thu Trao Đi/ChNg
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby chinh nguyen Fri Nov 04, 2016 7:27 am

» TÌNH HỌC TRÒ
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Lêkhoacử Fri Oct 28, 2016 10:33 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Song an Châu Mon Oct 17, 2016 3:06 am

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeby Song an Châu Wed Oct 12, 2016 7:31 pm

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Tân Mão
MỜI KHÁCH
THỜI GIAN LÀ ....!


Gallery
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Empty
Top posters
Song an Châu (665)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
Lêkhoacử (625)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
chinh nguyen (248)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
sơn trà (221)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
Admin (192)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
Trà My (171)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
Hoàng Dũng (164)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
Lida (121)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
PCnet (87)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 
TRẦN ĐỨC LAI (84)
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_leftNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG I_voting_barNhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Poll_right 

 

 Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Song an Châu

Song an Châu


Tổng số bài gửi : 665
Join date : 10/12/2009

Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG   Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeFri Apr 09, 2010 4:34 am

Nhạc sĩ PHẠM ÐÌNH CHƯƠNG
* Bài NGUYỄN VIỆT

Nói đến nhạc sĩ Phạm Ðình Chương là nói đến những dòng nhạc tình ca lãng mạn từ tiền chiến đến thời đại. Những nhạc phẩm do ông sáng tác hay phổ từ thơ. Là một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam . Nếu phải so sánh giữa Phạm Ðình Chương với Phạm Duy, có lẽ hai người nhạc sĩ này “kẻ tám lạng người nửa cân”, chỉ có điều Phạm Ðình Chương không sáng tác nhạc theo kiểu “tả pín lù” như Phạm Duy “sức mấy mà buồn”, “bỏ qua đi tám”, nhạc Việt hóa,nhạc tuyên truyền. Phạm Ðình Chương ông chỉ có một con đường để đi, là chọn con đường vì văn học nghệ thuật.

Chúng ta thử điểm qua những sáng tác tiêu biểu của Phạm Ðình Chương :

Nhạc sáng tác :

- Hội trùng dương, Ly rượu mừng, Tiếng dân chài, Anh đi chiến dịch, Bên trời phiêu lãng, Ðất lành, Ðêm cuối cùng, Ðến trường, Ðịnh mệnh buồn, Ðón xuân, Ra đi khi trời vừa sáng (viết với Phạm Duy), Ðợi chờ (viết với Nhật Bằng), Ðược mùa, Hò leo núi, Khi cuộc tình đã chết, Khúc giao duyên, Kiếp Cuội già, Lá thư mùa xuân, Lá thư người chiến sĩ, Mỗi độ xuân về, Mười thương, Nhớ bạn tri âm, Sáng rừng, Ta ở trời tây, Thằng Cuội, Thuở ban đầu, Trăng mường Luông, Trăng rừng, Xóm đêm, Xuân tha hương…

Nhạc phổ thơ :

- Buồn đêm mưa (thơ Huy Cận), Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn), Nửa hồn thương đau, Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc , Ðêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Ðêm nhớ trăng Sài Gòn, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Quê hương là người đó (thơ Du Tử Lê), Ðôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Hạt bụi nào bay qua (thơ Thái Tú Hạp), Heo may tình cũ (thơ Cao Tiêu), Mắt buồn (thơ Lưu Trọng Lư, tặng Lệ Thu), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mộng dưới hoa (thơ Ðinh Hùng), Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ).. Còn rất nhiều nhạc phẩm khác v.v…

Một chút tiểu sử :

Nhạc sĩ Phạm Ðình Chương sinh năm 1929 và qua đời vào năm 1991. Khi soạn nhạc ông ký là Phạm đình Chương, còn đi hát, chỉ trong ban hợp ca Thăng Long, ông có tên gọi ca sĩ Hoài Bắc. Nhạc sĩ Phạm Ðình Chương sinh ngày 14/11/1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là ông Phạm Ðình Phụng..

Người vợ đầu của cha ông sinh được 2 người con trai tên Phạm Ðình Sỹ và Phạm Ðình Viêm. Phạm Ðình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Ðình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung trong ban hợp ca Thăng Long như đã nói.

Người vợ sau của cha ông tức mẹ ruột ông sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ của nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là ông tức nhạc sĩ Phạm Ðình Chương, và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh. Phạm Ðình Chương được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn ông vẫn tự học là chính.

Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Ðình Chương tức Hoài Bắc cùng các anh chị em ruột hai dòng như Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV, để từ đó mới thành tên ban hợp ca Thăng Long.

Nhạc sĩ Phạm Ðình Chương bắt đầu sáng tác âm nhạc vào năm 1947, khi mới 18 tuổi, nhưng phần nhiều nhạc phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi... có không khí hùng kháng, tươi trẻ.

Năm 1954 Phạm Ðình Chương cùng gia đình chuyển vào miền Nam , rồi tái lập ban hợp ca Thăng Long để hoạt động. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Ðược mùa, Tiếng dân chài...

Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn : Xóm đêm, Ðợi chờ, Ly rượu mừng, Ðón xuân...

Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can: Ðêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau.

Có thể nói Phạm Ðình Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đã trở thành những bài hát bất hủ, có một sức sống riêng như Ðôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Ðinh Hùng), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội &thơ Hoàng Anh Tuấn), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Ðêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê)...

Phạm Ðình Chương cũng đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam với một bản trường ca bất hủ Hội trùng dương viết về ba con sông Việt Nam : sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Sau 1975 nhạc sĩ Phạm Ðình Chương định cư tại California , Hoa Kỳ. Ông mất 22/8/1991 tại California .

“Nửa hồn thương đau” còn là tâm sự riêng tư

Vào những năm 60, báo chí Sài Gòn hao tốn rất nhiều giấy mực vì phải đăng nhiều kì vụ li dị giữa ca sĩ Khánh Ngọc với nhạc sĩ Phạm Ðình Chương. Tòa án xét xử nhiều lần chưa xong, vì thế vụ việc càng làm họ trở nên nổi tiếng hơn. Lúc đó, ban hợp ca Thăng Long đang nổi đình đám nhất trong sinh hoạt ca vũ nhạc kịch thời bấy giờ, bởi lúc ấy nhóm Thăng Long gồm nhiều ngôi sao đương thời như Hoài Trung, vợ chồng ca sĩ Thái Hằng - Phạm Duy, ca sĩ Thái Thanh, vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Ðình Chương (Hoài Bắc) – Khánh Ngọc. Nếu không kể đến người chị dâu Kiều Hạnh là một nữ kịch sĩ đang được ái mộ trên các sân khấu thoại kịch.

Phải nói trong thời gian sau 1954, các ca kịch sĩ miền Bắc xuất hiện rất đông đảo trên sân khấu lẫn đài phát thanh như Vũ Huân, Vũ Huyến, Duy Trác, Anh Ngọc, Kim Tước, Châu Hà, Hà Thanh v.v… Một phần, do ca sĩ trong Nam lúc đó chưa xuất hiện nhiều tên tuổi lớn, chỉ có một số ca sĩ đầy triển vọng từ phòng trà Tú Quỳnh giới thiệu như Bạch Yến, Cao Thái, sau có Minh Hiếu, Thanh Thúy, Túy Phượng, Phương Dung… nhỏ hơn thì có Quốc Thắng, Kim Chi trong ban nhi đồng của nhạc sĩ Nguyễn Ðức, và quái kiệt Trần Văn Trạch vừa hát và hài.

Khánh Ngọc vợ của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương là một ca sĩ được nhiều người biết đến với tên gọi “ngọn núi lửa”, bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả nam say đắm mỗi khi cô lên hát. Ðồng thời Khánh Ngọc còn đóng mấy phim với nam tài tử Lê Quỳnh như Ánh sáng miền Nam, Chúng tôi muốn sống, Ðất lành loạt phim nói về những ngày di cư từ Bắc vào Nam do Mỹ thực hiện. Trước khi đưa đơn ra tòa, nhạc sĩ Phạm Ðình Chương đã nghe phong phanh Khánh Ngọc ngoại tình. Nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những tin “lá cải” ấy.

Chỉ đến khi một số người bạn hẹn ông đi bắt ghen tại Nhà Bè thì sự việc mới đổ bể. Lúc đó báo chí Sài Gòn biết rất nhanh, và vụ “ăn chè Nhà Bè” được tờ nhật báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà khai thác mạnh hơn các báo khác, mọi người mới biết kẻ trong cuộc gây ra chuyện này không ai xa lạ, chính là người anh rể của ông : nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng thuở ấy.

Người đau lòng nhất chính là Phạm Ðình Chương chồng Khánh Ngọc, vì ông rất yêu vợ, nhưng bấy giờ cả dư luận xã hội đều rõ tường tận nên đành phải gửi đơn xin li dị (dù lúc đó Phạm Duy đã từng cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng loạt bài điều tra phóng sự này).

Ðây là quãng thời gian đau khổ, Phạm Ðình Chương không còn tâm trí biểu diễn cùng các anh chị trong ban hợp ca Thăng Long nữa mà lui về trong bóng tối, viết những tình ca buồn như để tâm sự với chính mình. Một loạt bài hát mang tâm trạng như thế ra đời: “Ðêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…

Sau khi li dị, nhạc sĩ Phạm Ðình Chương được quyền nuôi con, khi ấy mới khoảng 4 – 5 tuổi, ông bắt đầu đi hát trở lại. Một lần tình cờ ông gặp Khánh Ngọc trên một sân khấu đại nhạc hội, có ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà vì trời đang mưa, nhưng ông bị từ chối. Bởi vậy khi lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa nhớ về những ngày hạnh phúc giờ trôi theo dòng nước.… có người nói Phạm Ðình Chương định tự tử lúc bấy giờ, nhưng nghe tiếng khóc của đứa con trai hai người, ông mới từ bỏ ý định này !?

Hình ảnh của đêm khốn cùng ấy đã đi vào từng lời của bài hát “ Nửa hồn thương đau” được ông viết trong đêm rã rời đó. Nếu ai đã nghe một lần bài hát này và cũng đồng cảm với cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương sẽ hiểu được tâm hồn con người chỉ có thể chịu đựng một giới hạn nhất định.

Dẫu là một bản tình ca, nhưng khi nhắc tới nhạc sĩ Phạm Ðình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa hồn thương đau” bởi sự bất hủ của bản tuyệt tình ca này và sự chung thủy trong tình yêu của một người đàn ông.

Người phổ thơ ra nhạc mang tính thiên tài

Nên nói về nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” do Phạm Ðình Chương phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền qua bài thơ “Lệ đá xanh”, nhưng ông đã đổi tựa và thêm ý cho phù hợp với tâm trạng của ông lúc bấy giờ.

Có người nhận xét, lối phổ thơ thành nhạc của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương mang đặc tính thiên tài, từ những vần thơ của các thi sĩ trở thành những nhạc phẩm luôn lưu lại nhiều kỷ niệm sâu đậm trong lòng giới ái mộ như các bài Ðôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Nửa hồn thương đau, Ðêm màu hồng, Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ), Ðêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) v.v… cho nên nếu so sánh cung cách phổ thơ của Phạm Duy, có thể nói Phạm Ðình Chương ngang bằng hoặc xuất sắc hơn, do ông lấy văn học đưa vào nhạc, còn Phạm Duy đưa thơ vào nhạc mang tính thị hiếu nhiều hơn.

Một nhà báo đã viết khi nhận xét nhạc phẩm “Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội” do Phạm Ðình

Chương phổ thơ Hoàng Anh Tuấn :

“Có thể nói ca khúc “Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội” phổ thơ Hoàng Anh Tuấn là một trong những nhạc phẩm thể hiện tài năng phối âm hoàn chỉnh sắc sảo, đặc biệt là những câu nhạc chuyển động ở cuối phiên khúc đưa người nghe đi vào điệp khúc bằng từng nốt nhạc được dựng nền trên từng hợp âm khi tiến khi thoái rất linh động, nhịp nhàng chẳng khác nào một tiểu khúc giao hưởng đầy âm vang của những hạt mưa gợi nhớ đất Hà thành một thời đã cùng giai nhân “chung nón dìu bước thơm phố phường”.

Có người nói sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương còn trải rộng tỏa khắp trên bình diện của thể nhạc trữ tình lãng mạn, với những sáng tác phong phú đủ chủ đề nói về tuổi trẻ, tình yêu, hiện thực, hoặc chia sẻ nhịp rung cảm hân hoan cùng mọi người như các tác phẩm : Bài ca tuổi trẻ, Thuở ban đầu, Mười thương, Mộng dưới hoa, Bài ca ngợi tình yêu, Ðêm cuối cùng, Heo may tình cũ, Xóm đêm v.v…

Xuyên qua các nhạc phẩm trên, người ta lại càng nhận thức đầy đủ hơn nơi ý nhạc lời ca của Phạm Ðinh Chương có một tâm hồn tươi trẻ, nồng nhiệt và cũng không kém phần thương đau, xót xa trong tan vỡ của yêu đương luyến nhớ, cũng như trong cuộc đời của người nghệ sĩ luôn để lại những khối chân tình qua từng bước chân phiêu bạt mà ông đã đi qua.

“Có lẽ sự rung động dễ thương của những con tim khi chớm nở loài hoa tình yêu mới là cảm xúc tuyệt diệu nhất được Phạm Ðình Chương diễn tả bằng chính nội tâm hiện thực của ông qua ca khúc “Mộng dưới hoa” phổ thơ Ðinh Hùng :

Chưa gặp em anh vẫn nghĩ rằng
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Âu yếm nhìn anh không nói năng ….

“Cuối cùng không thể nào không đề cập đến “Trường khúc Tam Giang” với những nỗi niềm diễn tả tâm tư mang lời tự thuật thật sống động, đặc sắc của 3 con sông lớn đại biểu cho mạch sống của ba Miền và được xem như là một đại tác phẩm trường tấu để đời của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương có tên là “Hội Trùng Dương”, với 3 tiểu khúc gồm Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương và Tiếng Sông Cửu Long, được liên kết thật chặt chẽ bằng những tiết tấu phối hợp sự biến âm đặc biệt biểu hiện tình cảm khi nhẹ nhàng, lúc khoan thai, khi hùng tráng, lúc trầm lắng, khi ngọt ngào, lúc thiết tha, quyện lẫn trong các câu hò mang sắc thái âm điệu thổ ngữ Bắc, Trung, Nam rất duyên dáng chân thành và trong sáng tình yêu quê hương vốn được hun đúc từ ngàn đời, tựa như 3 dòng sông tuôn chảy miệt mài ra biển Ðông, khi lững lờ lúc cuồn cuộn trôi mãi theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Sau đây là những nhạc phẩm do nhạc sĩ Phạm Ðình Chương phổ từ thơ, mà trang “Văn nghệ người Sài Gòn” đã nói đến :

Nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau”
thơ Thanh Tâm Tuyền

Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa / Cho tôi về đường cũ nên thơ / Cho tôi gặp người xưa ước mơ / Hay chỉ là giấc mơ thôi / Nghe tình đang chết trong tôi / Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau / Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau / Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào / Em ở đâu? Anh ở đâu? / Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt / Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất / Và tiếng hát và nước mắt Ðôi khi anh muốn tin/ Ðôi khi anh muốn tin / Ôi những người ôi những người / Khóc lẻ loi một mình…

Nhạc phẩm ”Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội
thơ Hoàng Anh Tuấn

Mưa hoàng hôn / Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn / Thoảng hương tóc em ngày qua / Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà / Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hoà / Thương màu áo ngà / Thương mắt kiêu sa / Hiền ngoan thiết tha / Thơ ngây đôi má nhung hường / Hà thành trước kia thường thường / Về cùng lối đường / Khi mưa buốt, lạnh mình ướt / Chung nón dìu bước / Thơm phố phường Mưa ngày nay / Như lệ khóc phần đất quê hương tù đày / Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài / Giăng mắc heo may / Sầu rơi ướt vai / Hồn quê tê tái

Mưa mùa Thu / Năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù / Tủi thân nhớ bao ngày qua / Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng hà / Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa / Ðau lòng Tháp Rùa / Thê Húc bơ vơ / Thành đô xác xơ / Cô liêu trong nỗi u hoài / Lòng người sống lạc loài / Thê lương mềm vai gầy / Bao oan trái / Dâng tê tái / Cho kiếp người héo mòn tháng ngày

Mưa còn rơi, / Ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời / Vang trời tiếng cười / ấm niềm tin hồn người / Mây trắng vui tươi / Tình quê ngút khơi / Tự do phơi phới.

Nhạc phẩm “Mộng dưới hoa”
thơ Ðinh Hùng

Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng / Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng / Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại / Âu yếm nhìn tôi không nói năng

Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ / Mây ngàn gió núi đọng trên mi / Áo bay mở khép niềm tâm sự / Hò hẹn lâu rồi - em nói đi

Nếu bước chân ngà có mỏi / Xin em dựa sát lòng anh / Ta đi vào tận rừng xanh / Vớt cánh rong vàng bên suối

Ôi, hoa kề vai hương ngát mái đầu / Ðêm nào nghe bước mộng trôi mau / Gió ơi, gửi gió lời tâm niệm / Và nguyện muôn chiều ta có nhau

Lời 2:

Tôi cùng em mơ những chốn nào / Ước nguyền chung giấc mộng trăng sao / Sánh vai một mái lầu phong nguyệt / Hoa bướm vì em nâng cánh trao

Hy vọng thơm như má chớm đào / Anh chờ em tới hẹn chiêm bao / Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng / Hòa lệ ân tình nuôi khát khao / Bước khẽ cho lòng nói nhỏ / Bao nhiêu mộng ước phù du / Ta xây thành mộng nhìn thu / Núi biếc, sông dài ghi nhớ

Ôi, chưa gặp nhau như đã ước thề / Mây hồng giăng tám ngả sơn khê / Bóng hoa ngã xuống bàn tay mộng / Và mộng em cười như giấc mê

Nhạc phẩm “Ðôi mắt người Sơn Tây”
thơ Quang Dũng

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai / Sông xa từng lớp lớp mưa dài / Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh / Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai

Ðôi mắt Người Sơn Tây / U uẩn chiều luân lạc / Buồn viễn xứ khôn khuây, / Buồn viễn xứ khôn khuây / Em hãy cùng ta mơ / Mơ một ngày đất mẹ / Ngày bóng dáng quê hương / Ðường hoa khô ráo lệ

Tôi từ chinh chiến đã ra đi / Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì / Sông Ðáy chạm nguồn quanh phủ Quốc / Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay

Em vì chinh chiến thiếu quê hương / Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn / Tôi nhớ xứ Ðoài mây trắng lắm / Em có bao giờ, Em có bao giờ, Em thương nhớ thương

NGUYỄN VIỆT
Về Đầu Trang Go down
Lêkhoacử
SuperModerator
SuperModerator
Lêkhoacử


Tổng số bài gửi : 625
Join date : 09/12/2009

Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG   Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:13 am

Những gì còn lại

Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay trái tim
Và mười năm sau người ta sẽ nói chuyện
thay trí nhớ
Và này em ơi...đến lúc đó con người sẽ sống
sẽ thương và sẽ nhớ qua con tim xa lạ
và lúc đó con người sẽ nói cười trong
trí nhớ không quen
Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay mắt môi
Và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay
quá khứ
Và này em ơi đến lúc đó con người sẽ sống
sẽ thương và sẽ nhớ qua dung nhan xa lạ
Và lúc đó con người sẽ đi về trong quá khứ
không quen

Ta hãy yêu nhau khi vẫn còn con tim chân thật
Ta hãy yêu nhau khi vẫn còn quá khứ thân quen
Và hãy yêu nhau khi vẫn còn mái tóc
làn môi ánh mắt nụ cười
Hãy yêu nhau khi vẫn còn những gì của
chúng ta

Cảm ơn cố nhạc sĩ Nguyên Chương đã để lại
cho đời những sáng tác hay và ý nghĩa
Cảm ơn người học trò của trường trung học
Phan chu Trinh Quảng Nam Đà Nẳng

CKL nghe qua CD "TÂM KHÚC RIÊNG CHO MỘT NGƯỜI" của Nguyên Chương
ca sĩ Thuỳ Dương phát hành và trình bày rất đặc biệc...
Về Đầu Trang Go down
 
Nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghe Nhạc Thư Giản - Ban nhạc vui AVT một thời nổi đình nổi đám
» Thi Sĩ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
» NGẬM NGÙI - Thơ Huy Cận - Phạm Duy phổ nhạc
» Video nhac bản NƯƠNG CHIỀU cua Pham Duy - Ca sĩ Đức Tuấn
» NGÔ ĐÌNH LỆ QUYÊN Con Út của Ngô Đình Nhu qua đời tại Italy

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CHÂN TRỜI TÍM :: Thơ :: TÁC GIẢ và TÁC PHẨM-
Chuyển đến